DIỄN TIẾN THÔNG THƯỜNG CỦA MỘT CA SÂU RĂNG
Nhiều vị phụ huynh lầm tưởng răng vĩnh viễn là răng sữa vì nó "chưa từng thay", và có tư tưởng sai lầm rằng răng sữa không cần phải giữ
Nhiều mẹ bầu đắn đo mãi liệu có nên khám răng không? Nhiều người khác lại không biết phải làm gì khi chảy máu nướu thường xuyên hơn bình thường. Có người lại không nghĩ ốm nghén có thể ảnh hưởng tới bộ răng của mình.
Dưới đây là những thông tin cơ bản về chăm sóc nha khoa tại nhà và tại phòng khám cho phụ nữ mang thai mà bạn có thể tham khảo.
Thay đổi hormone trong giai đoạn mang thai không những thay đổi cảm xúc, cơ thể bà bầu, mà còn làm nướu răng dễ bị viêm hơn. Do đó, bà bầu dễ bị chảy máu nướu hơn. Thời kỳ bị nướu răng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trong giai đoạn từ 2-8 tháng. Thường tình trạng viêm nướu thai kỳ sẽ tự chấm dứt sau khi sinh em bé.
Để giảm biểu hiện viêm nướu thai kỳ, các mẹ bầu nên cạo vôi trước khi mang thai và cạo vôi một lần trong 3 tháng giữa thai kỳ. Ngoài ra, một vài loại nước súc miệng chống mảng bám cũng có tác dụng. Nếu không, ngậm nước muối cũng là một phương pháp chấp nhận được.
Hãy duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt: đánh răng ngày 2-3 lần, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày ít nhất 1 lần.
Tham khảo bài Đau răng khi mang thai để biết thêm chi tiết.
Bạn nên duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày từ 2-3 lần với kem đánh răng có fluoride, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày ít nhất một lần, dùng nước súc miệng nếu có thể.
Bạn cũng nên sắp xếp khám răng ít nhất một lần vào 3 tháng giữa thai kỳ.
Ngoài ra nếu bạn có đang có kế hoạch có em bé, hãy đi khám và điều trị răng trước khi có thai nhé.
Tình trạng nôn ói và buồn nôn do ốm nghén có thể xảy ra mọi thời điểm trong ngày, nhiều nhất là buổi sáng. Dịch nôn ói chứa acid dạ dày có thể làm yếu đi men răng, khiến chúng dễ bị mòn hơn bình thường.
Để tránh mòn răng do nôn ói, bạn nên súc miệng ngay sau khi nôn, chờ khoảng 30 phút rồi hãy đánh răng.
Nhiều người tin răng khi mang thai, cơ thể sẽ lấy canxi trong răng để nuôi em bé, dẫn đến răng yếu đi và dễ mất.
Điều này là không đúng. Canxi không mất khỏi răng kiểu đó. Nếu bạn mất răng, thường là do một vấn đề của tự bản thân răng, không phải do em bé.
Dù vậy, tình trạng mang thai có làm tăng biểu hiện viêm nướu, và tình trạng ốm nghén có làm tăng nguy cơ mòn răng do acid dịch vị trào ngược vào khoang miệng.
Nhiều người sợ khám răng không an toàn cho em bé. Ngược lại! Nhiều bệnh răng miệng có thể ảnh hưởng tới bào thai mà có thể phòng ngừa, điều trị nhờ khám răng.
Lý tưởng nhất là khám răng trước khi mang thai. Trong lần khám này bác sĩ sẽ khảo sát toàn diện, thực hiện những điều trị cần thiết như cạo vôi, trám răng, chữa tủy, thậm chí nhổ răng khôn dự phòng.
Bà bầu cũng nên khám răng 1 lần nữa vào 3 tháng giữa thai kỳ để được lấy vôi răng, kiểm soát tình trạng viêm nướu thai kỳ, điều trị sớm sâu răng nếu có.
Thực sự khi mang thai người phụ nữ nhạy cảm hơn. Ở vài người quá nhạy cảm, hầu như đưa vật gì vào miệng cũng khiến họ bị nhợn, thậm chí nôn ói. Đối với những người này thật sự mỗi lần đánh răng là một cực hình.
Có vài mẹo sau đây có thể giúp họ đánh răng dễ hơn:
Ăn uống đầy đủ giúp răng trẻ phát triển tốt. Mầm răng xuất hiện từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong bào thai, nên việc bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất trong giai đoạn này là quan trọng để bé ra đời có hệ răng sữa phát triển tốt.
Những thức ăn tốt cho răng nên chứa vitamin A, C, D, giàu đạm, canxi và phốt pho.
Tránh ăn vặt loại thức ăn nhiều đường.
Tham khảo thêm bài viết này để biết chế độ ăn của mẹ tốt cho hàm răng em bé sau này.
Liều tia x quang nha khoa thông thường rất thấp, nhất là khi có mang giáp chì bảo vệ đúng cách. Do đó về lý thuyết thì x quang nha khoa an toàn cho phụ nữ có thai.
Dầu vậy, hãy cân nhắc thật kỹ cùng với bác sĩ của bạn trước khi tiến hành bất cứ một công việc điều trị nào, bao gồm cả chụp x quang khi đang mang thai.
Về cơ bản, các điều trị nha khoa là an toàn cho bà bầu. Không những thế, một vài công việc điều trị còn tốt cho cả mẹ lẫn bé hơn là không điều trị, đặc biệt những thủ thuật nhằm ngăn ngừa hay điều trị nhiễm trùng như chữa tủy, cạo vôi răng…
Tuy vậy, một vài loại hình điều trị không thiết yếu như răng sứ thẩm mỹ, tẩy trắng răng… nên được dời lại sau khi sinh.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về điều trị nha khoa khi đang mang thai.
Tham khảo thêm bài Những vấn đề về răng của trẻ bú mẹ để biết cách chăm sóc răng cho em bé.
Nhiều vị phụ huynh lầm tưởng răng vĩnh viễn là răng sữa vì nó "chưa từng thay", và có tư tưởng sai lầm rằng răng sữa không cần phải giữ
Bắt đầu đánh răng cho bé từ khi mấy tuổi? Đánh răng cho trẻ như thế nào? Dùng bàn chải nào? Dùng bàn chải máy được không? Kem đánh răng lo
Điều nhiều bậc cha mẹ không ngờ tới là ngay khi răng sữa bắt đầu mọc nó đã có thể bị sâu. Răng sữa bị sâu thường nhất là do bú bình
Nhiều phụ huynh than thở mỗi lần đưa con khám răng như là một trận chiến: con khóc lóc, cha mẹ cũng căng thẳng. Để tránh viễn cảnh không tíc
Em bé có mấy chiếc răng sữa? Mấy tuổi bắt đầu mọc răng? Khi nào thay chiếc răng đầu tiên? Tại sao răng con mọc chậm? Phải làm gì nếu răng
Những biểu hiện thường gặp và cách xử trí những khó chịu của bé khi mọc răng.
Có cần dùng bàn chải đánh răng cho em bé không? Nếu có thì chọn loại bàn chải nào? Bài viết hướng dẫn cách lựa chọn dụng cụ làm vệ sinh