răng trẻ em

TỔNG QUÁT VỀ RĂNG TRẺ EM

BỘ RĂNG SỮA CÓ MẤY RĂNG?

Bộ răng sữa gồm tổng cộng 20 răng: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.

Trên mỗi hàm răng có:

CÓ CẦN PHẢI GIỮ KỸ HÀM RĂNG SỮA KHÔNG?

Nhiều người quan niệm bộ răng sữa sẽ thay đi nên không cần phải chăm sóc kỹ. Đây là quan niệm rất sai lầm dẫn đến nhiều bé có hàm răng sữa bị hư hỏng nặng nề.

Hàm răng sữa có tầm quan trọng không kém hàm răng vĩnh viễn bởi răng sữa có những chức năng sau:

Răng cửa giữa và răng cửa bên thường dùng để cắn, cắt thức ăn.

Răng nanh chủ yếu để xé thức ăn.

Răng cối sữa để nhai và nghiền thức ăn.

Nhờ chức năng ăn nhai, bộ răng sữa bảo đảm em bé được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Khi răng sữa bị sâu bé sẽ bị đau khi nhai. Khi đó trẻ không muốn nhai và thường ngậm cơm, hoặc nuốt trọng, dẫn đến tiêu hóa không hiệu quả.

Ngoài ra, nếu đau khi nhai thường xuyên có thể làm trẻ biếng ăn, từ đó làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, sức khỏe kém.

Trẻ bị mất răng sữa sẽ làm vùng hàm tương ứng teo lại. Các răng sữa sẽ di chuyển vào lỗ trống, làm mất đi chiều dài cung hàm.

Hàm răng sữa khỏe mạnh giúp duy trì kích thước cung hàm.

Hoạt động ăn nhai làm hệ cơ và xương vùng mặt phát triển hài hòa.

Trẻ bị mất răng sớm thường có hàm kém phát triển. Mất răng một bên thậm chí có thể gây mặt phát triển lệch lạc.

Trẻ có hàm răng lệch lạc cũng làm biểu hiện khuôn mặt lệch lạc, ví dụ hô, móm, lệch một bên.

Răng sữa mất sớm làm những răng khác di chuyển vào chỗ trống, cản trở răng vĩnh viễn và làm răng vĩnh viễn mọc lệch.

Răng sữa mất quá sớm làm răng vĩnh viễn chậm mọc, có thể dẫn tới lệch lạc nguyên hàm răng.

Hàm răng đầy đủ tạo điều kiện cho trẻ phát âm đúng.

Thiếu răng cửa làm trẻ khó khăn trong phát âm.

Trẻ sún răng thường nhút nhát do bị chọc ghẹo. Răng sâu nhiều gây hôi miệng có thể làm trẻ bị tẩy chay, ngại giao tiếp.

Trẻ có hàm răng mạnh khỏe sẽ tự tin hơn trong giao tiếp.

CHĂM SÓC RĂNG CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO

Chăm sóc răng cho trẻ gồm nhiều khía cạnh:

Vệ sinh răng miệng cần được tiến hành ngay từ những ngày đầu từ khi trẻ sinh ra.

Xem bài Đánh răng cho trẻ em để xem chi tiết.

Có nhiều thói quen xấu có thể ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến hình thể và chức năng của răng, xương hàm và khuôn mặt.

Xem bài Các thói quen xấu về răng miệng để biết chi tiết.

Nhiều trường hợp trẻ em gặp tai nạn trong sinh hoạt ở nhà, ở nhà trẻ, ngoài đường… gây hậu quả rất nghiêm trọng cho hàm-mặt.

Các loại tai nạn thường gặp là gì? Nhận diện nguy cơ, cách phòng ngừa và xử trí ban đầu cho trường hợp tai nạn mời xem trong bài: tai nạn ở trẻ em.

Nếu thói quen xấu rất dễ hình thành thì thói quen tốt lại rất khó tập.

Những thói quen tốt nào cần tập? Ích lợi các thói quen đó như thế nào? Cách tập ra sao? Xin xem bài: Thói quen tốt trong nha khoa. 

No Comments

Post A Comment