NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN T M VỀ RĂNG SỮA

NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM VỀ RĂNG SỮA

Trong quá trình hành nghề, bác sĩ Trình nghe rất nhiều những câu hỏi của cha mẹ về răng em bé. Dưới đây là một số trong những điều cha mẹ quan tâm nhất về răng sữa của con mình

S U RĂNG DO NGẬM BÌNH SỮA

Tình trạng sâu răng do ngậm bình rất đáng báo động. Số lượng trẻ bị sâu răng dạng này ngày càng tăng theo quan sát tại phòng khám của bác sĩ Trình.

Sâu răng do ngậm bình thường xuất hiện cùng lúc ở nhiều răng, mỗi răng xuất hiện ở nhiều mặt răng, và mức độ sâu thường từ trung bình đến rất nặng.

Để ngừa dạng sâu răng này, ba mẹ cần:

  • Vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi chào đời.
  • Dùng kem đánh răng có fluor khi bé đã mọc răng, nhất là khi đã biết nhổ nước ra theo hướng dẫn của ba mẹ.
  • Không cho bé ngậm bình trong khi ngủ. Nếu bé bú bình: nên kết thúc trước khi vào giấc ngủ.
  • Không cho bé ngậm bình đựng nước ngọt, nước trái cây.

CẤP CỨU TRONG NHA KHOA

Tai nạn ảnh hưởng tới răng có thể xảy ra ở mọi nơi: trong nhà, trường học, ngoài đường, sân chơi…

Ở trong nhà, những nơi thường gặp tai nạn nhất là phòng tắm, góc bàn, góc giường…

 

Nguyên tắc xử trí quan trọng nhất là đưa bé đến bệnh viện hoặc nha sĩ nhanh nhất có thể.

Một vài mẹo xử lý khi bé gặp tai nạn ảnh hưởng tới răng thông thường:

  • Khi răng rơi ra khỏi miệng: Lý tưởng nhất là đặt được răng lại vào ổ răng. Nếu không, hãy gói chiếc răng trong một cái khăn ẩm, rồi đưa bé tới nha sĩ/bệnh viện gấp.
  • Trường hợp răng bị gãy: súc miệng bằng nước sạch, cắn chặt gòn nếu chảy máu, chườm lạnh nếu có va đập phần mềm, đưa bé đi khám gấp.
  • Cắn trúng lưỡi, môi: nếu chảy máu, hãy dùng gạc sạch rồi ép mạnh nơi chảy máu để cầm máu.
  • Đau răng: uống thuốc giảm đau. Hẹn gặp nha sĩ ngay.

MÚT NGÓN TAY

Phản xạ mút là phản xạ tự nhiên, và hầu như là hoạt động đầu tiên của miệng em bé khi bé tìm bú vú mẹ. Do đó có giả thuyết cho rằng trẻ cảm thấy thoải mái và an tâm khi mút, và em bé mút ngón tay kéo dài là dấu hiệu cho thấy bé bị căng thẳng hoặc cảm giác bị bỏ bê.

Thông thường hành vi mút ngón tay sẽ kết thúc sớm, và không quá 4 tuổi. Nếu trẻ mút ngón tay kéo dài, sẽ ảnh hưởng tới hình thái cung răng và sọ mặt, nghĩa là răng sẽ không còn thẳng hàng và mặt sẽ không cân đối.

Ngay khi trẻ còn nhỏ, hãy lấy tay bé ra khỏi miệng mỗi khi bé ngậm ngón tay, để tránh hình thành khói quen có hại này.

RỤNG RĂNG SỚM

Có nhiều nguyên nhân khiến bé mất răng sớm: sâu răng, tai nạn, thiếu răng bẩm sinh… Nếu để yên không điều trị, sẽ có hiện tượng “mất khoảng” nghĩa là những răng khác sẽ chiếm chỗ răng mất, khiến răng vĩnh viễn tương ứng không có chỗ mọc, và hàm răng vĩnh viễn sau này bị lệch lạc.

Trong trường hợp bé mất răng, tùy trường hợp bác sĩ sẽ đề nghị có dùng khí cụ gì đó để “giữ khoảng” hay không. Hãy tham khảo thêm nha sĩ để chọn lựa loại khí cụ phù hợp.

DỰ PHÒNG SÂU RĂNG

 

Khi đi khám răng, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ sâu răng của bé để đề nghị với cha mẹ phương pháp dự phòng sâu răng thích hợp.

Nhẹ nhất là dự phòng bằng đánh răng với kem đánh răng có fluor, từ bỏ thói quen xấu trong ăn uống và vệ sinh răng…

Nếu thấy mặt răng có nhiều trũng rãnh thuộc diện nguy cơ, bác sĩ sẽ đề nghị trám dự phòng. Đây là phương pháp làm đầy các trũng rãnh nguy cơ trên răng, đồng thời chất trám cũng phóng thích fluoride để bảo vệ răng tốt hơn.

Ngoài ra, còn có những loại dung dịch bôi trên răng khác để bảo vệ mặt láng của răng, hoặc để xử lý những điểm sâu nhẹ.

Hãy hỏi nha sĩ trong mỗi lần đưa bé đi khám liệu có cần phương pháp dự phòng nào không.

LỆCH HÀM

Lệch hàm là từ dùng chung để mô tả tình trạng răng không thẳng thớm, răng chen chúc, hai hàm không khớp nhau, hô hoặc móm… Thường độ tuổi phát sinh những vấn đề này là từ 6-12 tuổi khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Cũng có những trường hợp phát hiện sớm hơn trong một vài dạng lệch xương nặng có thể quan sát được ở giai đoạn răng sữa.

Tình trạng lệch hàm có thể dẫn tới:

  • Khuôn mặt và hàm răng phát triển không cân xứng.
  • Khó vệ sinh răng gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
  • Dễ chấn thương gây gãy răng,  mất răng.
  • Dễ mòn răng.

Độ tuổi khám để xác định có cần niềng răng không hiện nay được khuyến cáo tùy từng tổ chức, thường là từ 7-9 tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sẽ đề nghị sớm hơn hoặc muộn hơn tùy bé. Thông thường điều trị can thiệp sớm được ưu tiên hơn. Nếu bé hợp tác tốt thì sẽ hiệu quả hơn, nhanh hơn, hậu quả ít hơn và chi phí thấp hơn.

CHĂM SÓC RĂNG DƯỚI G Y MÊ

Có những trường hợp em bé có cùng lúc nhiều vấn đề về răng, mà nếu làm răng tại ghế nha thông thường thì sẽ kéo dài nhiều buổi hẹn, dẫn tới mệt mỏi cho cả bé, phụ huynh và bác sĩ, nhưng kết quả thì không được kiểm soát tốt. Ngoài ra, có những bé hợp tác kém, khóc lóc giãy dụa nhiều và phản ứng thái quá với bác sĩ khiến việc cố gắng điều trị trở nên nguy hiểm cho bé. Những trường hợp này bác sĩ thường sẽ đề nghị cần chăm sóc răng dưới gây mê.

Phụ huynh thường ái ngại khi nghe đề nghị này, và câu hỏi bác sĩ Trình hay nghe nhất là “gây mê có làm mất/giảm trí nhớ không?”.

Cho đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy việc gây mê làm suy giảm trí nhớ hay làm mất trí nhớ. Hơn nữa, trước khi gây mê, bác sĩ gây mê sẽ khám kỹ để giảm thiểu yếu tố nguy cơ trước khi tiến hành. Nói chung, các bác sĩ sẽ đặt sự an toàn của việc điều trị dưới gây mê, với việc để yên không điều trị răng lên bàn cân trước khi thực hiện.

NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN CHỦ ĐỀ RĂNG SỮA

Bắt đầu đánh răng cho bé từ khi mấy tuổi? Đánh răng cho trẻ như thế nào? Dùng bàn chải nào? Dùng bàn chải máy được không? Kem đánh răng lo

No Comments

Post A Comment