
22 Aug MẸ BẦU ĂN GÌ ĐỂ TỐT CHO RĂNG EM BÉ
Dù bạn đang duy trì một chế độ ăn cân bằng thì cũng cần phải biết những loại thức ăn tốt cho sự phát triển của bộ răng em bé trong bụng.
Răng của em bé bắt đầu phát triển trong khoảng thời gian từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu trong thai kỳ. Chế độ ăn của mẹ bầu trong và trước thời kỳ này sẽ ảnh hưởng nhiều đến bộ răng của bé. Mẹ bầu nên ăn gì để răng em bé phát triển tốt?
Về cơ bản, chế độ ăn thường ngày hiện nay của hầu hết mọi người đều khá đầy đủ rồi. Các mẹ nhớ đừng quên các vitamin A, C, D, các chất đạm, canxi, phốt pho trong khẩu phần nhé.
Những loại thức ăn tốt cho mẹ bầu
- Trái cây và rau quả: nên chiếm khoảng nửa khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Cơm, bánh mì, mì...
- Sữa ít béo (hoặc không béo), các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua...
- Đạm: từ động vật như bò, heo, gà, cá, hải sản..., từ thực vật như trứng, đậu, đậu hủ...
NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH
Tránh ăn vặt: phụ nữ mang thai ăn muốn ăn nhiều là bình thường, tuy nhiên cố gắng tránh ăn vặt để hạn chế sâu răng.
Cố gắng ăn thực phẩm bổ dưỡng cho bạn và em bé như rau trái, sữa chua, pho mát… Nên tham khảo thêm bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ ăn tốt nhất.
Nếu không thể cưỡng được việc ăn vặt, nhớ đánh răng sau mỗi bữa ăn.
Đọc thêm bài Chăm sóc răng khi mang thai để biết thêm chi tiết.
KHÁM RĂNG KHI MANG THAI
Một “huyền thoại” lan truyền trong “giới bà bầu” là đang có bầu đừng làm răng. Huyền thoại này có cái đúng có cái sai.
- Đúng: khi mang thai, cần tránh càng ít can thiệp trên răng càng tốt, nhất là những can thiệp thuần túy thẩm mỹ không vì sức khỏe, ví dụ làm răng sứ thẩm mỹ.
- Sai: nên khám răng kỹ trước khi mang thai và ít nhất một lần ở 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu cần thiết, thì việc trám răng, chữa tủy, thậm chí nhổ răng vẫn an toàn cho các bà bầu.
- Đọc bài này để biết cách giữ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi khi khám răng!
CHẾ ĐỘ ĂN TỐT CHO BÀ BẦU
Chọn thực đơn đa dạng những thức ăn tốt cho bộ răng của em bé và của mẹ như rau trái, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua.
Nếu thèm ăn vặt, chọn loại thức ăn ít đường như trái cây, rau củ, phô mai, sữa chua không đường…
Nếu ốm nghén làm bạn nôn ói, hãy chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày để bảo đảm dinh dưỡng.
Uống đủ nước, chia làm nhiều lần trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn.
Nếu uống nước đóng chai, nên xem kỹ nước đã lọc hết fluor chưa. Nếu có phải tìm nguồn bổ sung.
Đọc kỹ nhãn thức ăn đóng gói để chọn đúng loại thức ăn ít đường.
Uống nước, sữa không đường thay vì uống nước trái cây hoặc nước ngọt.
Để giảm nguy cơ dị tật thai nhi, bổ sung 600micrograms acid folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ.
Ngoài viên bổ sung acid folic, những loại thức ăn sau có nhiều acid folic:
- Măng tây, bông cải xanh, rau lá xanh.
- Các loại đậu.
- Đu đủ, cam, cà chua, dâu tây, chuối.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: CHĂM SÓC RĂNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI
ĐAU RĂNG KHI MANG THAI: VÌ SAO VÀ LÀM THẾ NÀO?
Nhiều mẹ bầu đi khám răng trong tình trạng thê thảm: răng đau buốt tới óc, hoặc mặt sưng to há miệng không được, hoặc chảy máu nướu rất
VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG Ở TRẺ BÚ MẸ
Trẻ bú mẹ có nhiều lợi ích, ví dụ giảm nguy cơ hen suyễn, các bệnh nhiễm trùng, béo phì. Bà mẹ cho con bú thì giảm nguy cơ phát triển ung thư
ĐI KHÁM RĂNG KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN KHÔNG
Nhiều mẹ bầu rất phân vân không dám đi khám răng vì sợ nguy hiểm cho em bé. Khám răng khi đang mang thai liệu có an toàn không? Hãy đọc để có t
No Comments