
03 Sep LÀM GÌ NẾU BÉ KHÓ CHỊU KHI MỌC RĂNG
Thường không khó để nhận ra khi bé bắt đầu mọc răng. Ngoài chuyện quan sát thấy răng bắt đầu xuất hiện trong miệng, hoặc nướu sưng đỏ, thì bé thường bị kích thích, bứt rứt, khó ngủ, biếng ăn, chảy nước miếng nhiều…
Những răng bị sâu nhiều nhất thường là răng cối sữa, mặt trong các răng cửa, kẽ các răng. Thậm chí ở những bé vệ sinh kém thì chuyện sâu tất cả 20 chiếc răng không phải là hiếm.
KHI NÀO BẮT ĐẦU MỌC RĂNG?
Khi mới sinh, bé đã có 20 chiếc mầm răng ngầm trong nướu. Những mầm răng này sẽ mọc ra dần, bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi.
Đôi khi có những bé sinh ra với 1, 2 hoặc vài chiếc răng sữa đã mọc sẵn trong miệng. Ngược lại, có những bé phải tới 12 tháng hoặc hơn nữa mới mọc chiếc răng đầu tiên.
ĐỘ TUỔI MỌC RĂNG
Theo dõi độ tuổi mọc răng của bé trong bài Tuổi mọc răng. Thời điểm mọc răng sữa chênh lệch vài tháng không phải vấn đề.
Đôi khi có những bé sinh ra với 1, 2 hoặc vài chiếc răng sữa đã mọc sẵn trong miệng. Ngược lại, có những bé phải tới 12 tháng hoặc hơn nữa mới mọc chiếc răng đầu tiên.
Thông thường, tới 3 tuổi bé đã có đủ hàm răng sữa gồm 20 chiếc.
KHI MỌC RĂNG BÉ CÓ DẤU HIỆU GÌ?
Có nhiều dấu hiệu cho thấy bé đang mọc răng. Những dấu hiệu sau là bình thường:
- Bứt rứt
- Khó chịu
- Khó ngủ
- Biếng ăn
- Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường
Có một số dấu hiệu sau cũng có thể gặp khi bé mọc răng:
- Sốt
- Tiêu chảy (tướt mọc răng)
- Nổi ban
Nếu những dấu hiệu này kéo dài, nên đưa bé đi khám.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BÉ ĐANG MỌC RĂNG CẢM THẤY THOẢI MÁI TRỞ LẠI?
Khi mọc răng, em bé có thể bị đau hoặc rát nướu. Có thể làm dịu cảm giác khó chịu bằng cách lau nhẹ hoặc massage nướu bằng ngón tay, miếng gạc, hoặc cục cắn nướu. Không nên chọn loại cục cắn dạng rỗng có chứa nước bên trong, vì răng sau khi mọc ra có thể làm thủng cục cắn.
Có thể ngâm cục cắn hoặc gạc trong nước lạnh trước khi sử dụng để bé dễ chịu hơn.
Đối với cục cắn và những thứ được dùng để đưa vào miệng bé, ba mẹ nên chọn loại tốt. Những thứ có màu sắc sặc sỡ mà giá tiền thấp thường có chứa chì hoặc kim loại nặng, sẽ từ miệng vào máu, gây ngộ độc và gây nhiều hậu quả trên sức khỏe toàn thân, kể cả thần kinh, ung thư…
CÓ NÊN DÙNG THUỐC BÔI GIẢM ĐAU NƯỚU KHI MỌC RĂNG KHÔNG?
Một số loại thuốc có thể làm giảm đau trong miệng, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho em bé.
NHỮNG BÀI VIẾT LIÊN QUAN CHỦ ĐỀ RĂNG SỮA
DIỄN TIẾN THÔNG THƯỜNG CỦA MỘT CA SÂU RĂNG
Nhiều vị phụ huynh lầm tưởng răng vĩnh viễn là răng sữa vì nó "chưa từng thay", và có tư tưởng sai lầm rằng răng sữa không cần phải giữ
CHUẨN BỊ CHO BÉ TRƯỚC KHI KHÁM RĂNG
Nhiều phụ huynh than thở mỗi lần đưa con khám răng như là một trận chiến: con khóc lóc, cha mẹ cũng căng thẳng. Để tránh viễn cảnh không tíc
ĐÁNH RĂNG CHO TRẺ EM
Bắt đầu đánh răng cho bé từ khi mấy tuổi? Đánh răng cho trẻ như thế nào? Dùng bàn chải nào? Dùng bàn chải máy được không? Kem đánh răng lo
EM BÉ CÓ MẤY CHIẾC RĂNG SỮA
Em bé có mấy chiếc răng sữa? Mấy tuổi bắt đầu mọc răng? Khi nào thay chiếc răng đầu tiên? Tại sao răng con mọc chậm? Phải làm gì nếu răng
THÓI QUEN TỐT CHO RĂNG EM BÉ
Điều nhiều bậc cha mẹ không ngờ tới là ngay khi răng sữa bắt đầu mọc nó đã có thể bị sâu. Răng sữa bị sâu thường nhất là do bú bình
BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG CHO EM BÉ
Có cần dùng bàn chải đánh răng cho em bé không? Nếu có thì chọn loại bàn chải nào? Bài viết hướng dẫn cách lựa chọn dụng cụ làm vệ sinh
No Comments