khám răng khi mang thai

ĐI KHÁM RĂNG KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN KHÔNG

Ngày nay, việc có thai ngày càng trở nên một sự kiện quan trọng của mọi gia đình. Các ông bố bà mẹ tương lai rất quan tâm tìm hiểu và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ trước khi mang thai. Nhận thấy việc chăm sóc răng miệng là một phần quan trọng của sức khỏe toàn thân, dưới đây là lời khuyên của bác sĩ Trình cho các bà mẹ tương lai:

NÊN ĐI KHÁM RĂNG Ở THỜI ĐIỂM NÀO

Nên đi khám răng ở 3 tháng giữa thai kỳ. Bác sĩ sẽ khám, cạo vôi răng, và trám những răng sâu nếu có.

Quan trọng hơn, nên khám răng trước khi mang thai. Lần khám răng tiền sản này bác sĩ sẽ khám kỹ, chụp x quang toàn cảnh nếu cần để khảo sát toàn bộ hàm răng.

Tất cả những vấn đề của hàm răng sẽ được giải quyết ở lần khám này: lấy vôi răng, trám răng sâu, nhổ răng khôn mọc kẹt dự phòng… để tránh những biến chứng xảy ra trong khi đang mang thai.

CÓ CẦN CHO NHA SĨ BIẾT BẠN ĐANG MANG THAI?

Rất cần!

Bạn hãy thông báo cho bác sĩ nha khoa biết bạn đang mang thai, hoặc thậm chí chỉ mới nghi ngờ đang có thai.

Đồng thời, cho bác sĩ biết bạn đang uống loại thuốc nào.

Nếu bạn có vấn đề trong thai kỳ, ví dụ, từng động thai, hãy cho nha sĩ biết để nếu cần sẽ hoãn lại những điều trị không cấp bách.

CHỤP X QUANG KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Liều bức xạ của phim x quang trong miệng rất nhỏ, nếu bà mẹ được che chắn bằng áo giáp chì cẩn thận thì liều hấp thụ sẽ ở mức chấp nhận được.

Tuy vậy, bác sĩ và bà mẹ sẽ đánh giá nguy cơ cẩn thận, để chỉ chụp x quang khi không còn cách nào khác.

GÂY TÊ ĐỂ CHỮA RĂNG KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Một nghiên cứu gần đây (2015) khi so sánh giữa hai nhóm các bà mẹ: nhóm có chích thuốc tê và nhóm không chích thuốc tê để trám răng, chữa tủy, nhổ răng trong giai đoạn mang thai cho thấy: không có sự khác biệt về tỉ lệ sảy thai, dị tật, sinh non, và cân nặng của em bé.

Tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “chúng tôi xác định không có bằng chứng cho thấy điều trị răng dưới gây tê gây hại cho bà mẹ và em bé”.

 

Tóm lại, bác sĩ Trình có một số lời khuyên sau với các bà mẹ tương lai:

Nếu có gì cần thắc mắc, đừng ngại đặt câu hỏi với bác sĩ Trình tại đây nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: CHĂM SÓC RĂNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Tags:
No Comments

Post A Comment